Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
65258

Nếp sống mới của người Mông ở Nhi Sơn

Ngày 07/11/2017 08:12:41

Mường Lát (Thanh Hóa), nơi những đỉnh núi khuất trong mây, ở độ cao từ 1.000 đến 1.800 m, mặc dù có nhiều luật tục, tập quán độc đáo, tạo nên sức mạnh của cộng đồng nhưng người Mông cũng có một số hủ tục lạc hậu cần thay đổi để phù hợp đời sống mới.

Nep song moi cua nguoi Mong - Anh 1

Thanh Hóa hiện có khoảng hơn 15 nghìn người Mông, sống trên các ngọn núi thuộc xã Pù Nhi, Nhi Sơn, Quang Chiểu (huyện Mường Lát), xã Sơn Thủy, Na Mèo (huyện Quan Sơn). Tang ma là hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Mông nơi đây. Theo tập tục xưa, mỗi khi có người chết, người nhà ra sân bắn từ bốn đến sáu tiếng súng, nếu là đàn ông; từ bảy đến chín tiếng súng nếu là phụ nữ. Người Mông không đưa thi thể vào quan tài, mà đặt trên neeg tuag tượng trưng cho con ngựa đưa người chết về với tổ tiên, để trong nhà từ ba đến bảy ngày, mời thầy cúng làm lễ, gia đình mổ trâu, bò để cúng tế, thể hiện tình cảm với người đã khuất.

Tỉnh ủy, UBND, Ban Dân tộc và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Đề án tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Đề án phân tích những tư tưởng, tập tục lạc hậu, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, sức khỏe, tinh thần của đồng bào người Mông. Tang lễ kéo dài, mổ thịt nhiều gia súc, gia cầm gây tốn kém, trong khi đời sống kinh tế của đồng bào còn rất khó khăn. Hơn thế nữa, để người chết trong nhà lâu ngày, thi thể bị phân hủy, khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là cần xây dựng những nghĩa trang tập trung. Theo Bí thư Huyện ủy Mường Lát Lương Minh Thông, quan trọng nhất chính là việc tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, từ đó đồng bào tự nguyện thay đổi tập quán, phong tục. Nòng cốt của công tác này chính là những cán bộ, học sinh người Mông tiếp cận với nếp sống văn hóa mới. Bên cạnh đó, cần thuyết phục được các trưởng họ, từ đó, tác động đến việc thay đổi nhận thức trong thực hành nghi lễ tang ma.

Ngoài tuyên truyền, vận động, đề án còn hỗ trợ gia đình có người chết năm triệu đồng, hỗ trợ cho thôn, bản đến viếng và vận động gia đình thực hiện tang ma theo nếp sống mới một triệu đồng. Cùng với đó, đề án đã triển khai xây dựng 12 km đường dẫn ra nghĩa trang cho bảy bản người Mông, quy hoạch khu nghĩa trang chung, đền bù đất nương, rẫy, hoa màu cho người dân một cách thỏa đáng theo quy định của Nhà nước.

Theo thông tin từ Huyện ủy Mường Lát, về căn bản, đồng bào người Mông đã ủng hộ và phần lớn các gia đình có người chết đã tổ chức tang lễ theo nếp sống văn hóa mới. Không còn tập tục bắn súng báo hiệu, mổ trâu, bò và tế lễ, ăn uống kéo dài, các gia đình đã sử dụng quan tài khâm liệm người chết và tiến hành mai táng trong 48 giờ.

Nếp sống mới của người Mông ở Nhi Sơn

Đăng lúc: 07/11/2017 08:12:41 (GMT+7)

Mường Lát (Thanh Hóa), nơi những đỉnh núi khuất trong mây, ở độ cao từ 1.000 đến 1.800 m, mặc dù có nhiều luật tục, tập quán độc đáo, tạo nên sức mạnh của cộng đồng nhưng người Mông cũng có một số hủ tục lạc hậu cần thay đổi để phù hợp đời sống mới.

Nep song moi cua nguoi Mong - Anh 1

Thanh Hóa hiện có khoảng hơn 15 nghìn người Mông, sống trên các ngọn núi thuộc xã Pù Nhi, Nhi Sơn, Quang Chiểu (huyện Mường Lát), xã Sơn Thủy, Na Mèo (huyện Quan Sơn). Tang ma là hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Mông nơi đây. Theo tập tục xưa, mỗi khi có người chết, người nhà ra sân bắn từ bốn đến sáu tiếng súng, nếu là đàn ông; từ bảy đến chín tiếng súng nếu là phụ nữ. Người Mông không đưa thi thể vào quan tài, mà đặt trên neeg tuag tượng trưng cho con ngựa đưa người chết về với tổ tiên, để trong nhà từ ba đến bảy ngày, mời thầy cúng làm lễ, gia đình mổ trâu, bò để cúng tế, thể hiện tình cảm với người đã khuất.

Tỉnh ủy, UBND, Ban Dân tộc và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Đề án tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Đề án phân tích những tư tưởng, tập tục lạc hậu, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, sức khỏe, tinh thần của đồng bào người Mông. Tang lễ kéo dài, mổ thịt nhiều gia súc, gia cầm gây tốn kém, trong khi đời sống kinh tế của đồng bào còn rất khó khăn. Hơn thế nữa, để người chết trong nhà lâu ngày, thi thể bị phân hủy, khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là cần xây dựng những nghĩa trang tập trung. Theo Bí thư Huyện ủy Mường Lát Lương Minh Thông, quan trọng nhất chính là việc tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, từ đó đồng bào tự nguyện thay đổi tập quán, phong tục. Nòng cốt của công tác này chính là những cán bộ, học sinh người Mông tiếp cận với nếp sống văn hóa mới. Bên cạnh đó, cần thuyết phục được các trưởng họ, từ đó, tác động đến việc thay đổi nhận thức trong thực hành nghi lễ tang ma.

Ngoài tuyên truyền, vận động, đề án còn hỗ trợ gia đình có người chết năm triệu đồng, hỗ trợ cho thôn, bản đến viếng và vận động gia đình thực hiện tang ma theo nếp sống mới một triệu đồng. Cùng với đó, đề án đã triển khai xây dựng 12 km đường dẫn ra nghĩa trang cho bảy bản người Mông, quy hoạch khu nghĩa trang chung, đền bù đất nương, rẫy, hoa màu cho người dân một cách thỏa đáng theo quy định của Nhà nước.

Theo thông tin từ Huyện ủy Mường Lát, về căn bản, đồng bào người Mông đã ủng hộ và phần lớn các gia đình có người chết đã tổ chức tang lễ theo nếp sống văn hóa mới. Không còn tập tục bắn súng báo hiệu, mổ trâu, bò và tế lễ, ăn uống kéo dài, các gia đình đã sử dụng quan tài khâm liệm người chết và tiến hành mai táng trong 48 giờ.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC