Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
65258

Tổng quan vị trí địa lý xã Nhi Son

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên:

1.1. Địa lý, địa hình:

         Nhi Sơn là xã vùng cao biên giới của huyện Mường Lát, có đường biên giới dài 10,3 km về phía Tây Nam giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

- Phía Đông giáp với xã Trung Lý;

- Phía Tây giáp với xã Pù Nhi;

- Phía Bắc giáp với Thị trấn Mường Lát và xã Tam Chung;

- Phía Nam giáp với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        Địa hình của xã Nhi Sơn chủ yếu là đồi cao, vì vậy giao thông, thuỷ lợi rất khó khăn.

        Địa hình dốc theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, điểm cao nhất gần 1.200 m so với mực nước biển, điểm thấp nhất 200 m so với mực nước biển; độ dốc trung bình 300.

        1.2. Thời tiết, khí hậu:

Nhi Sơn là xã có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình  230C; chịu ảnh hưởng của gió Phơn tây nam từ tháng 4 đến tháng 6, thời tiết khô hanh kéo dài, nhiệt độ lên đến 38 - 390C, mùa đông nhiệt độ xuống tới 50C, trời nhiều sương mù; ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng; mùa mưa tập chung chủ yếu vào cuối tháng 6 - 9.

        1.3. Đất đai:

        Tổng diện tích tự nhiên của xã Nhi Sơn là: 3.786,03 ha; trong đó đất nông nghiệp là: 3.129,07 ha, được chia thành 2 nhóm đất chính như sau:

        - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm khoảng 25,5%;

        - Nhóm đất feralit đỏ vàng chiếm khoảng 74,5 %.

        1.4. Tài nguyên nước:

        Nguồn nước của xã Nhi Sơn chủ yếu được tích tụ bởi hệ thống khe suối, mó nước tự nhiên (suối Cặt, suối Sâu, Suối Chim, suối Hộc); đây là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

2. Kinh tế, xã hội:

2.1. Về kinh tế:

Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ huyện ủy, HĐND - UBND, các ban, ngành đoàn thể huyện. Sự nỗ lực của cán bộ và sự đồng thuận của nhân dân, vì vậy, kinh tế của xã đã có những bước phát triển đáng kể, tốc độ phát triển kinh tế đang trên đà tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người được tăng lên.

Nhưng điều kiện địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, sản xuất nông lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn ở mức thấp so với bình quân của cả huyện, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao; Trong năm 2016:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước tính đạt 10,3%.

- Thu nhập bình quân đầu người ước tính đạt 7 triệu đồng người/năm

          2.2. Đặc điểm xã hội:

- Toàn xã có 6 bản, 558 hộ, với 2.767 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc sinh sống: gồm các dân tộc Mông, Kinh, Mường, Thái và Dao, trong đó:

+ Dân tộc Mông: 98% dân số.

+ Dân tộc khác: 2% dân số.

+ Số hộ nghèo: 471 hộ, chiếm 84,41%  (Danh sách rà soat hộ nghèo năm 2016, thực hiện năm 2017).

+ Số hộ cận nghèo: 24 hộ, chiếm 4,30%.

+ Số hộ thoát nghèo: 63 hộ, chiếm 11,2%

- Lao động: toàn xã có  1.359 lao động chiếm 50,95% dân số, trong đó:

+ Lao động nam: 709 lao động, chiếm 52,17 %

+ Lao động nữ: 652 lao động, chiếm 47,97 %

- Về việc làm: Đa số lao động của xã đều làm việc trong lĩnh vực sản xuất, nông, lâm nghiệp, qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy người lao động chỉ đủ việc làm cho khoảng 65-75% thời gian lao động; điều kiện lao động khó khăn, trình độ lao động, sản xuất thấp kém.

          - Tập quán sản xuất và môi trường: Do tập quán sản xuất của nhân dân từ trước đến nay là chủ yếu là sản xuất nương rẫy, trình độ canh tác thấp phụ thuộc vào tự nhiên, nên hiệu quả kinh tế thấp. Đất đai bị xói mòn gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.

          - Công tác an sinh, xóa đói giảm nghèo: Các chế độ chính sách đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư và hỗ trợ; đặc biệt là hộ nghèo, hộ có kinh tế đặc biệt khó khăn.

+ T đầu năm đến nay thực hiện cấp 3 quý tiền hỗ trợ điện thắp sáng cho hộ nghèo năm 2016 là 492 hộ với số tiền là: 217.315.000 đồng.

+ Năm 2016 được nhà nước hỗ trợ 06 nhà ở cho hộ nghèo theo chương trình 30a của tập đoàn viễn thông quân đội viettel. Trong đó được hỗ trợ 60.000.000 đ/ nhà; tổng số tiền hỗ trợ 06 nhà là: 360.000.000đ (Ba trăm sáu mươi triệu đồng) đã được nhân dân hưởng ứng tích cực tham gia đã và đang trong giai đoạn hoàn thành đưa vào sử dụng.

+ Thực hiện cấp phát tiền hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo năm 2016 theo Quyết định 102/QĐ-TTg của Chỉnh phủ là 157.122.000 đồng, cấp 12.150 kg muối I ốt cho 492 hộ nghèo.

+ Thực hiện cấp phát gạo biên giới theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ........ đợt cho 04 bản biên giới với tổng số gạo là: 67.245 kg.

+ Đã thực hiện cấp 5 đợt gạo hỗ trợ trồng rừng năm 2016 với 203.900 kg cho 528 hộ, 2.669 nhân khẩu tự nguyện chuyển đất nương rẫy sang trồng rừng theo Quyết định 552 của Thủ tướng Chỉnh phủ.

- Tuy vậy, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo còn cao, với 492 hộ. Các nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo là:

+ Chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất, thiếu vốn, thiếu việc làm, thiếu kinh nghiệm, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhân dân vẫn còn sản xuất theo phương thức truyền thống, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên năng suất cây trồng, vật nuôi chưa cao.

+ Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đã làm ảnh hưởng đến việc giao thương trao đổi hàng hoá.

+ Trình độ dân trí thấp, tư tưởng ỷ lại trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

- Tôn giáo: Toàn xã có 04 dòng họ đạo với 141 hộ, 711 nhân khẩu; trong đó:

+ Đạo Thiên chúa giáo: 48 hộ, 240 nhân khẩu;

+ Đạo Tin lành Việt Nam miền bắc: 47 hộ, 225 nhân khẩu;

+ Đạo Liên hữu cơ đốc giáo: 43 hộ, 230 nhân khẩu;

+ Đạo nhân chứng Giê Hô Va: 03 hộ, 16 nhân khẩu

          2.3. Cơ sở hạ tầng:

- Giao thông: Xã Nhi Sơn nằm trên trục đường quốc lộ 15c, nên giao thông được thông suốt và thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa. Nhưng giao thông đi vào khu sản xuất của các bản chưa được đầu tư, đa số là đường nhỏ, độ dốc cao.

- Thuỷ lợi: Tuy nhiên kênh mương bản Pá Hộc đã được đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương tại bản Pá Hộc gồm 1 đập dâng và 686,5m kênh mương bê tông hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 10 ha lúa nước. Các bản còn lại chưa được đầu tư, sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên và một số kênh mương nhỏ dẫn nước do dân tự tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.

- Chợ nông thôn: Hiện nay trên địa bàn xã đã xây dựng được 1 chợ tạm để giao lưu trao đổi hàng hoá, đây là lợi ích phát triển về dịch vụ kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã.

- Điện lưới phục vụ sinh hoạt, sản xuất: Toàn xã có 07 trạm biến áp. Có 98% số hộ được sử dụng điện lưới phục vụ sạt và sản xuất

- Công trình nhà văn hoá xã và bản: Đến nay, có 2/6 bản có nhà văn hóa trong đó 01 nhà tạm cấp 4 cũ, kém chất lượng.

- Nước sạch và vệ sinh môi trường: Trên địa bàn xã có 6/6 bản đã có hệ thống nước sạch, nhưng hệ thống nước sạch tại bản Kéo Hượn và Lốc Há được đầu tư xây dựng từ năm 2009, đồng thời do Nhà nước có chủ trương mở rộng đường quốc lộ 15c, nên đã làm hư hỏng công trình nước sạch, không sử dụng được. Do đó nước sạch sinh hoạt cho nhân dân rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa khô.

- Trụ sở UBND xã: Được đầu tư xây dựng 03 nhà trong đó 01 nhà kiên cố 2 tầng; với 17 phòng làm việc và 01 phòng hội trường chất lượng, mới xây dựng năm 2010; 01 nhà cấp 4, 05 phòng làm việc giành riêng cho công an, quân sự; 01 nhà gỗ công vụ 05 phòng.

- Hệ thống giáo dục đào tạo: Các cơ sở giáo dục của xã đã từng bước được đầu tư xây dựng kiên cố, xã có 03 trường học:

+ Trường Mầm non: Có 14 phòng học với tổng số 246 cháu, 16 cán bộ  giáo viên.

+ Trường Tiểu học: Có 30 phòng học; trong đó 10 phòng kiên cố, 14 phòng cấp 4, 6 phòng tranh tre,  với tổng số 348 học sinh, 30 cán bộ giáo viên.

+Trường THCS: Có 12 phòng học với tổng số 210 học sinh, 19 cán bộ giáo viên.

Nhìn chung, lĩnh vực giáo dục còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng còn thi ếu thốn nhiều. Chất lượng giáo viên và học sinh không đồng đều

- Cơ sở y tế: xã có một trạm y tế được đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, trang thiết bị chưa được đầu tư để phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân.

        - Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại: Chủ yếu là hình thức sản xuất nhỏ lẻ mang tính phục vụ gia đình.

 

          - Trung tâm văn hóa: xã có 01 trung tâm văn hóa 5 phòng; trong đó 4 phòng làm việc, 01 phòng Hội trường, đang tiến hành xây dựng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2017.

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC