Mường Lát : Hệ lụy từ ... 'lấy chồng từ thuở 13'
Nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là một “vấn nạn” đã và đang diễn ra trong cộng đồng các dân tộc ở vùng cao xứ Thanh. Hệ lụy khiến cho người dân sống trong cảnh nghèo đói, thất học, cuộc sống cùng quẫn, cơ cực…
Vượt gần 300km về phía Tây xứ Thanh, chúng tôi đến huyện vùng cao Mường Lát để “mục sở thị” về những câu chuyện “lấy chồng từ thuở 13” đang diễn ra hàng ngày với bà con nơi đây.
Nhiều em ở Mường Lát lấy chồng ở tuổi 13, rồi sinh con đầu lòng khi 14 tuổi
Theo giới thiệu của cán bộ xã, chúng tôi dừng chân tại gia đình em Thao Thị Lau và Lầu A Dế (dân tộc Mông) ở bản Chim, xã Nhi Sơn khi cả hai vợ chồng vừa mới đi nương về. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà tềnh toàng không có gì đáng giá, nhìn người phụ nữ 2 con có khuôn mặt khắc khổ ấy ít ai nghĩ rằng cô mới chỉ 19 tuổi. Lau nhớ lại: “Trước kia, em cũng có ước mơ, cũng khao khát được học con chữ, được làm cô giáo cắm bản như những cô giáo miền xuôi. Nhiều lần thầy cô cùng cán bộ về tận nhà để động viên ba mẹ cho chị em em được đến trường, nhưng theo bố em cái chữ không làm cho cái bụng no được, chỉ có lên nương làm rẫy mới có cái để ăn…”
Rồi như những bạn bè cùng trang lứa khác, 14 tuổi em bị Lầu A Dế bắt về làm vợ. Lau sinh đứa con đầu lòng khi mới 15 tuổi, rồi đứa con thứ 2 ra đời khi Lau tròn 17. Lau chỉ biết vùi đầu vào nương rẫy, xó bếp. Cuộc sống vất vả đã lấy đi vẻ ngây thơ, trong sáng ở cái tuổi đẹp nhất của đời người con gái.
Hay như câu chuyện của Vi Thị Điều, xã Quang Chiểu (huyện Mường Lát), đang học lớp 5 thì Điều buộc phải nghỉ học giữa chừng vì gia đình quá nghèo. Ngày ngày, em lên nương làm rẫy giúp đỡ bố mẹ trồng lúa, trồng ngô… kiếm ăn qua ngày. 13 tuổi em lấy chồng, rồi sinh con đầu lòng khi 14 tuổi.
Câu chuyện của vợ chồng em Giàng A Dế và Hờ Thị Mái ở bản Suối Phái (Tam Chung) cũng tương tự. Khi làm đám cưới, các em mới 13 - 14 tuổi, cưới xong đẻ một lèo bốn đứa con liền, nhưng toàn là con gái. Để có người nối dõi, vợ chồng Dế phải đẻ cho đến khi có con trai mới thôi. Được biết, bản Suối Phái (xã Tam Chung, huyện Mường Lát) có 48 hộ, 266 nhân khẩu thì có đến 46 hộ thuộc diện hộ nghèo.
Theo Trung tâm KHHGĐ huyện Mường Lát: Từ năm 2009 đến nay trên địa bàn huyện có hơn 500 cặp kết hôn thì trong đó có tới gần 300 cặp lập gia đình ở tuổi vị thành niên con số này đang chiếm hơn 55 %. Đây là những con số đáng báo động, bởi việc lập gia đình sớm sẽ ảnh hưởng đến thể chất của các em, nhất là đối với các em gái, nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, thậm chí có trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, việc phải nuôi con thiếu hiểu biết cũng như ý thức trách nhiệm chưa có khiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, cọi cọc, dễ mắc bệnh… Đó là chưa kể đến chất lượng giống nòi.
Cần sớm đẩy lùi nạn tảo hôn
Trước thực trạng trên, ngày 25/9/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3175 về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” (do Ban Dân tộc làm chủ đề án) với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực địa phương.
Chị Cao Thị Hòa, Phó Phòng Chính sách tuyên truyền (Ban Dân tộc) cho hay: Đề án được thực hiện tại 223 xã miền núi thuộc 11 huyện miền núi và 7 huyện, thị xã giáp ranh có xã, phường miền núi; thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2020 với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Nội dung Đề án là biên soạn, cấp phát các loại tài liệu bằng tiếng Việt có các nội dung tuyên truyền trên địa bàn vùng miền núi, dân tộc; tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực về công tác tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ truyền thông xã, thôn về vấn đề giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, phổ biến, giáo dục Luật Hôn nhân và Gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng mô hình giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống quy mô cấp xã, nhà trường; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Tính hết quý I/2017, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã biên soạn, phát hành 33.450 tờ gấp; 11.150 cuốn sổ tay; 7.805 tờ áp phích có nội dung liên quan đến vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và cấp phát đến 223 xã miền núi trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa trao đổi với PV
Ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc kết hôn ở vùng đồng bào dân tộc vẫn dựa trên phong tục tập quán cũ; trình độ dân trí thấp; việc lấy vợ, lấy chồng của con em vùng dân tộc vẫn phụ thuộc người đứng đầu trong gia đình, dòng họ… Cuộc sống khó khăn, giao thông không thuận lợi, địa hình chia cắt cũng là một yếu tố để tình trạng tảo hôn còn tiếp diễn. Theo số liệu thống kê từ năm 2011 - 2016, toàn vùng dân tộc miền núi có 1.207 cặp tảo hôn; 86 cặp hôn nhân cận huyết thống. Bình quân hàng năm có từ hơn 250 đến gần 400 cặp tảo hôn và có hơn 20 cặp kết hôn cận huyết thống, tiêu biểu là các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn…
Tảo hôn không chỉ là một vấn nạn diễn ra ở đồng bào vùng cao Thanh Hóa mà còn tồn tại ở nhiều nơi trong cả nước. Nhận thấy đây là một hủ tục cần phải nhanh chóng xóa bỏ, đẩy lùi, Ủy ban Dân tộc đang đẩy nhanh việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật tới người dân; phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc kết hôn sớm, hôn nhân cận huyết.
Cuộc sống khó khăn, giao thông bị chia cắt của đồng bào vùng cao xứ Thanh
Ngày 30/5, tại Thanh Hóa, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức tập huấn triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2025” cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tham gia tập huấn, các đại biểu được giới thiệu tổng quan về đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2025”, kế hoạch triển khai thực hiện; các quy định của pháp luật liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; chia sẻ, trao đổi, thảo luận những kinh nghiệm thực hiện tại địa phương.
Thông qua chương trình tập huấn, Ban Tổ chức đã ghi nhận và tổng hợp nhiều ý kiến đóng góp, những chia sẻ của đại biểu để tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt được hiệu quả tốt hơn. Đồng thời chương trình cũng cung cấp cho các đại biểu thông tin, kiến thức để xây dựng các giải pháp tuyên truyền hiệu quả, từng bước giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa phương. Qua đó, vận động đồng bào giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần giải quyết các vấn đề về bệnh tật, đói nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để ngăn chặn nạn tảo hôn kéo dài ở các huyện vùng cao, cần sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cơ quan, ban, ngành chức năng, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó cần đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giao thông đi lại được thuận lợi, các em được tới trường, trình độ dân trí được nâng cao sẽ tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của người dân. Các hủ tục, tệ nạn sẽ bị đẩy lùi, những “lời ru buồn” thê lương của các em gái không còn.
Thanh Phương
Tin cùng chuyên mục
-
Tài trợ xây dựng trường Trung học cơ sở tại xã Nhi Sơn, Huyện Mường Lát, Tỉnh Thanh Hóa
07/11/2017 09:54:31 -
Lễ bàn giao trường mầm non bản Cặt, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát
07/11/2017 08:25:32 -
Mường Lát : Hệ lụy từ ... 'lấy chồng từ thuở 13'
07/11/2017 08:17:08 -
Nếp sống mới của người Mông ở Nhi Sơn
07/11/2017 08:12:41
Mường Lát : Hệ lụy từ ... 'lấy chồng từ thuở 13'
Nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là một “vấn nạn” đã và đang diễn ra trong cộng đồng các dân tộc ở vùng cao xứ Thanh. Hệ lụy khiến cho người dân sống trong cảnh nghèo đói, thất học, cuộc sống cùng quẫn, cơ cực…
Vượt gần 300km về phía Tây xứ Thanh, chúng tôi đến huyện vùng cao Mường Lát để “mục sở thị” về những câu chuyện “lấy chồng từ thuở 13” đang diễn ra hàng ngày với bà con nơi đây.
Nhiều em ở Mường Lát lấy chồng ở tuổi 13, rồi sinh con đầu lòng khi 14 tuổi
Theo giới thiệu của cán bộ xã, chúng tôi dừng chân tại gia đình em Thao Thị Lau và Lầu A Dế (dân tộc Mông) ở bản Chim, xã Nhi Sơn khi cả hai vợ chồng vừa mới đi nương về. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà tềnh toàng không có gì đáng giá, nhìn người phụ nữ 2 con có khuôn mặt khắc khổ ấy ít ai nghĩ rằng cô mới chỉ 19 tuổi. Lau nhớ lại: “Trước kia, em cũng có ước mơ, cũng khao khát được học con chữ, được làm cô giáo cắm bản như những cô giáo miền xuôi. Nhiều lần thầy cô cùng cán bộ về tận nhà để động viên ba mẹ cho chị em em được đến trường, nhưng theo bố em cái chữ không làm cho cái bụng no được, chỉ có lên nương làm rẫy mới có cái để ăn…”
Rồi như những bạn bè cùng trang lứa khác, 14 tuổi em bị Lầu A Dế bắt về làm vợ. Lau sinh đứa con đầu lòng khi mới 15 tuổi, rồi đứa con thứ 2 ra đời khi Lau tròn 17. Lau chỉ biết vùi đầu vào nương rẫy, xó bếp. Cuộc sống vất vả đã lấy đi vẻ ngây thơ, trong sáng ở cái tuổi đẹp nhất của đời người con gái.
Hay như câu chuyện của Vi Thị Điều, xã Quang Chiểu (huyện Mường Lát), đang học lớp 5 thì Điều buộc phải nghỉ học giữa chừng vì gia đình quá nghèo. Ngày ngày, em lên nương làm rẫy giúp đỡ bố mẹ trồng lúa, trồng ngô… kiếm ăn qua ngày. 13 tuổi em lấy chồng, rồi sinh con đầu lòng khi 14 tuổi.
Câu chuyện của vợ chồng em Giàng A Dế và Hờ Thị Mái ở bản Suối Phái (Tam Chung) cũng tương tự. Khi làm đám cưới, các em mới 13 - 14 tuổi, cưới xong đẻ một lèo bốn đứa con liền, nhưng toàn là con gái. Để có người nối dõi, vợ chồng Dế phải đẻ cho đến khi có con trai mới thôi. Được biết, bản Suối Phái (xã Tam Chung, huyện Mường Lát) có 48 hộ, 266 nhân khẩu thì có đến 46 hộ thuộc diện hộ nghèo.
Theo Trung tâm KHHGĐ huyện Mường Lát: Từ năm 2009 đến nay trên địa bàn huyện có hơn 500 cặp kết hôn thì trong đó có tới gần 300 cặp lập gia đình ở tuổi vị thành niên con số này đang chiếm hơn 55 %. Đây là những con số đáng báo động, bởi việc lập gia đình sớm sẽ ảnh hưởng đến thể chất của các em, nhất là đối với các em gái, nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, thậm chí có trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, việc phải nuôi con thiếu hiểu biết cũng như ý thức trách nhiệm chưa có khiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, cọi cọc, dễ mắc bệnh… Đó là chưa kể đến chất lượng giống nòi.
Cần sớm đẩy lùi nạn tảo hôn
Trước thực trạng trên, ngày 25/9/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3175 về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” (do Ban Dân tộc làm chủ đề án) với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực địa phương.
Chị Cao Thị Hòa, Phó Phòng Chính sách tuyên truyền (Ban Dân tộc) cho hay: Đề án được thực hiện tại 223 xã miền núi thuộc 11 huyện miền núi và 7 huyện, thị xã giáp ranh có xã, phường miền núi; thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2020 với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Nội dung Đề án là biên soạn, cấp phát các loại tài liệu bằng tiếng Việt có các nội dung tuyên truyền trên địa bàn vùng miền núi, dân tộc; tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực về công tác tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ truyền thông xã, thôn về vấn đề giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, phổ biến, giáo dục Luật Hôn nhân và Gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng mô hình giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống quy mô cấp xã, nhà trường; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Tính hết quý I/2017, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã biên soạn, phát hành 33.450 tờ gấp; 11.150 cuốn sổ tay; 7.805 tờ áp phích có nội dung liên quan đến vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và cấp phát đến 223 xã miền núi trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa trao đổi với PV
Ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc kết hôn ở vùng đồng bào dân tộc vẫn dựa trên phong tục tập quán cũ; trình độ dân trí thấp; việc lấy vợ, lấy chồng của con em vùng dân tộc vẫn phụ thuộc người đứng đầu trong gia đình, dòng họ… Cuộc sống khó khăn, giao thông không thuận lợi, địa hình chia cắt cũng là một yếu tố để tình trạng tảo hôn còn tiếp diễn. Theo số liệu thống kê từ năm 2011 - 2016, toàn vùng dân tộc miền núi có 1.207 cặp tảo hôn; 86 cặp hôn nhân cận huyết thống. Bình quân hàng năm có từ hơn 250 đến gần 400 cặp tảo hôn và có hơn 20 cặp kết hôn cận huyết thống, tiêu biểu là các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn…
Tảo hôn không chỉ là một vấn nạn diễn ra ở đồng bào vùng cao Thanh Hóa mà còn tồn tại ở nhiều nơi trong cả nước. Nhận thấy đây là một hủ tục cần phải nhanh chóng xóa bỏ, đẩy lùi, Ủy ban Dân tộc đang đẩy nhanh việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật tới người dân; phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc kết hôn sớm, hôn nhân cận huyết.
Cuộc sống khó khăn, giao thông bị chia cắt của đồng bào vùng cao xứ Thanh
Ngày 30/5, tại Thanh Hóa, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức tập huấn triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2025” cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tham gia tập huấn, các đại biểu được giới thiệu tổng quan về đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2025”, kế hoạch triển khai thực hiện; các quy định của pháp luật liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; chia sẻ, trao đổi, thảo luận những kinh nghiệm thực hiện tại địa phương.
Thông qua chương trình tập huấn, Ban Tổ chức đã ghi nhận và tổng hợp nhiều ý kiến đóng góp, những chia sẻ của đại biểu để tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt được hiệu quả tốt hơn. Đồng thời chương trình cũng cung cấp cho các đại biểu thông tin, kiến thức để xây dựng các giải pháp tuyên truyền hiệu quả, từng bước giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa phương. Qua đó, vận động đồng bào giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần giải quyết các vấn đề về bệnh tật, đói nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để ngăn chặn nạn tảo hôn kéo dài ở các huyện vùng cao, cần sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cơ quan, ban, ngành chức năng, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó cần đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giao thông đi lại được thuận lợi, các em được tới trường, trình độ dân trí được nâng cao sẽ tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của người dân. Các hủ tục, tệ nạn sẽ bị đẩy lùi, những “lời ru buồn” thê lương của các em gái không còn.
Thanh Phương